Tư vấn và thủ tục xnk hai chiều

TƯ VẤN THỦ TỤC GIẤY PHÉP XUẤT NHẬP KHẨU

Nền kinh tế hiện nay đang trên đà phát triển và hội nhập. Các hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà diễn ra sôi động hơn bao giờ hết đặc biệt là trong ngành xuất nhập khẩu. Giá trị từ ngành xuất nhập khẩu đang tăng lên không ngừng.

Chính vì thế mà việc xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu ngày cần đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm được thời gian cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy giấy phép xuất nhập khẩu là gì và có các loại giấy phép xuất nhập khẩu nào? Cùng TTD chia sẻ về các điều kiện liên quan nhé!

1. Giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

  - Giấy phép xuất nhập khẩu là một chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem trao đổi buôn bán với các đất nước khác. Giấy phép xuất nhập khẩu là một văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đạt tiêu chuẩn có thể xuất hoặc nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau. Giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty, thì xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cũng cần phải đảm bảo được các yêu cầu điều kiện riêng.  

  - Việc xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa là một công việc bắt buộc cần phải thực hiện khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc sản phẩm hàng hóa với nhiều mục đích khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là có các loại giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa nào? Điều kiện để có thể xin cấp được giấy phép xuất nhập khẩu là gì? Với mỗi loại hàng hóa thì các tiêu chuẩn cần đảm bảo là gì, và cần xin giấy phép loại nào? Thấu hiểu trong những băn khoăn lo lắng của các doanh nghiệp hiện nay, Dịch vụ công online sẽ tổng hợp lại các vấn đề liên quan đến xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau.

2. Các loại giấy phép xuất nhập khẩu

  - Trao đổi buôn bán, xuất khẩu các mặt hàng dư thừa làm tăng lợi nhuận và nhập khẩu các loại sản phẩm hàng hóa mà trong nước không có, thiếu mà một trong nhưng đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế thị trường, hội nhập cùng phát triển như hiện nay. Nhưng bên cạnh những hàng hóa được xuất nhập khẩu thì luôn luôn tồn tại những mặt hàng không được phép xuất nhập khẩu ví dụ như sản phẩm là bất ổn tình hình kinh tế, xã hội như vũ khí, súng đạn,… Để có thể kiểm soát được các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra mà pháp luật có đưa ra các quy định khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho từng sản phảm hàng hóa đó. Đối với mỗi loại sản phẩm hàng hóa đều có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

  - Có các loại giấy phép xuất nhập khẩu nổi bật có thể nhắc đến ngay lập tức như: giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu, giấy phép xuất nhập khẩu thuốc,…

  - Ví dụ đối với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thì yêu cầu khi cấp giấy phép kinh doanh không chỉ là những điều kiện cơ bản mà còn là các loại hồ sơ thủ tục liên quan đến biện pháp, điều kiện vận chuyển,…

  - Đối với giấy phép xuất nhập khẩu thuốc thì cần phải đảm bảo các danh mục thuốc được phép, và không được xuất nhập khẩu các loại thuốc cấm, gây nguy hiểm lớn đến tính mạng, tài sản con người.

3. Điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu

  Hiện nay có khá nhiều điều kiện cần phải thực hiện khi tiến hành xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu, và đối với mỗi sản phẩm hàng hóa thì lại có thêm các điều kiện riêng khác biệt đi kèm. Nhưng để có thể tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thì bắt buộc các doanh nghiệp cần phải nắm rõ 2 điều kiện cơ bản sau:

   Thứ nhất: Sản phẩm hàng hóa xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

    - Hàng hóa xuất nhập khẩu phải kèm theo giấy phép của Bộ Ngành có liên quan. Ví dụ như xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thực phẩm thì cần có giấy phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm; Xuất nhập khẩu thuốc thì cần có giấy phép của Bộ Y tế;…

    - Kiểm dịch an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn quy chuẩn về chất lượng của các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa là điều kiện bắt buộc.

    - Sản phẩm hàng hóa muốn xuất nhập khẩu nhất định không thuộc danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

   Thứ 2: Doanh nghiệp (chủ thể) của hàng hóa xuất nhập khẩu là ai?

    - Tưởng chừng như mọi doanh nghiệp đều có thể đăng ký xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng thực tế thì không phải vậy. Vậy chủ thể của hàng hóa xuất nhập khẩu là những ai, doanh nghiệp nào? Theo như các quy định về thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu thì các chủ thể hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:

    + Các thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của các công ty, tổ chức nước ngoài. Và các thương nhân này có thể xuất nhập khẩu các hàng hóa không phục thuộc vào ngành nghề kinh doanh và không thuộc danh mục cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

    + Các thương nhân công ty, chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định xuất nhập khẩu tại Việt Nam và lộ trình của Bộ Công Thương công bố khi muốn xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

    - Để có thể thuận lợi, tiết kiệm thời gian công sức khi làm thủ tục cấp xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa có thể nhờ các chuyên gia tư vấn, các dịch vụ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu trọn gói của các tổ chức tư vấn uy tín, và Dịch vụ công online là một trong những sự lựa chọn không thể bỏ qua.

4. Thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu gồm những gì?

  Để có thể thuận lợi trong việc xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ có liên quan đến sản phẩm hàng hóa đó, cụ thể:

+ Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm hàng hóa đó: Nguồn gốc là ở đâu, có đảm bảo chất lượng không?

+ Các loại hóa đơn thương mai về giao dịch sản phẩm hàng hóa đó.

+ Cách thức vận chuyển sản phẩm hàng hóa đó hay còn gọi là hóa đơn vận tải hàng hóa.

+ Giấy xác nhận thanh toán đơn hàng.

+ Các loại hợp đồng thương mại về việc cung ứng hàng hóa giữa 2 tổ chức đó.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Mẫu giấy phép xuất nhập khẩu

  Giấy phép kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu xăng dầu

   Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu là loại giấy phép chỉ áp dụng đối với xuất nhập khẩu xăng dầu. Để đăng ký giấy phép kinh doanh xăng dầu các doanh nghiệp cần phải có đủ điều kiện như về cảng nội địa và hệ thống cản quốc tế để vận chuyển xăng dầu, dung tích kho chứa phải đủ lớn và đủ các tiêu chuẩn,…

  Giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm

   Một trong những điều kiện mà khi xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh thì các doanh nghiệp phải có địa chỉ thường trú thuộc lãnh thổ Việt Nam. Và có đủ điều kiện văn bằng do các cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp, có đội ngũ nhân viên đủ kinh nghiệm,…

  Giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa

   Giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa là văn bản dùng chung và bắt buộc đối với mỗi sản phẩm hàng hóa. Ngoài giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa thì đối với mỗi loại lại có những điều kiện khác đi kèm.

  Giấy phép xuất nhập khẩu thuốc

   Giấy phép xuất nhập khẩu thuốc là một trong những loại giấy phép mà có tỉ lệ xin cấp là khá cao. Để có thể xin cấp được giấy phép xuất nhập khẩu thuốc bắt buộc các doanh nghiệp cần phải có thêm giấy chứng nhận của Bô Y tế. Giấy chứng nhận của Bộ Y tế sẽ đánh giá được sự cần thiết cũng như khẳng định được các vấn đề chứng nhận tác dụng của thuốc được xuất nhập khẩu không năm trong danh mục bị cấm.

Giấy chứng nhận của Bộ Y tế về các sản phẩm thuốc

  Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu

   Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp khi xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu cần tuân theo một quy trình bắt buộc và có đầy đủ điều kiện mà Bộ Công Thương yêu cầu đối với mỗi doanh nghiệp đó.

THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU, THÔNG QUAN HÀNG HÓA  2 CHIỀU NƯỚC NGOÀI - VIỆT NAM

1.THỦ TỤC XUẤT KHẨU

Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu

  Trước đây khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì đều phải xin giấy phép xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP thì tất cả các doanh nghiệp đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh trong nước của mình mà không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu (trừ một số mặt hàng có cơ chế quản lý riêng như: gạo, đồ sưu tầm và đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, chất nổ, sách báo, đá quý, ngọc trai).

Bước 2: Ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài

  Sau khi đã xin được giấy phép, bước tiếp theo trong hướng dẫn thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, sau đó nhanh chóng thu gom hàng hoá làm thành lô hàng xuất khẩu và tiến hành đóng gói bao bì cùng kẻ mã ký hiệu để phân biệt hàng hoá.

Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa

  - Khi chuyên chở hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài vấn đề rủi ro, tổn thất là khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu để có thể đảm bảo an toàn một cách tốt nhất cho hàng hóa của mình.

  - Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu tại các công ty bảo hiểm.

Bước 4: Thuê phương tiện vận tải

Lựa chọn phương tiện vận tải rất quan trọng trong xuất khẩu

 - Thuê phương tiện vận tải là một trong những bước quan trọng trong thủ tục để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Do đó, khi tiến hành thuê phương tiện vận tải, bạn cần căn cứ vào những yếu tố sau:

+ Căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa như điều kiện cơ sở giao hàng, số lượng ra sao,...

+ Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: Hàng hóa thuộc loại hàng gì, khối lượng bao nhiêu, kích thước, điều kiện bảo quản như thế nào,...

+ Căn cứ vào điều kiện vận tải: bạn cần xác định hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài thuộc hàng hóa thông dụng hay đặc biệt, là hàng rời hay hàng đóng trong container. Vận tải một chiều hay hai chiều, vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay đặc biệt, chuyên chở liên tục hay chuyên chở theo chuyến,...

  - Từ đó mới có thể lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp, là đường bộ, đường biển, đường sắt hay đường hàng không.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan

  Làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài là một trong những quy định bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hóa. Các bước làm thủ tục hải quan như sau:

1. Khai báo hải quan: Bạn có trách nhiệm kê khai đầy đủ và chi tiết về hàng hóa một cách trung thực nhất lên tờ khai hải quan để cơ quan hải quan căn cứ vào đó kiểm tra.

2. Xuất trình hàng hoá: Bạn cần sắp xếp hàng hóa theo một trật tự sao cho thuận tiện nhất trong việc kiểm soát, xuất trình hàng hóa.

3. Thực hiện các quyết định tiếp theo của cơ quan hải quan

Bước 6: Giao hàng lên tàu

  - Làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bằng đường biển, bạn cần lưu ý công việc sau:

+ Dựa vào thông tin chi tiết của hàng hóa, tiến hành lập bản đăng ký hàng chuyên chở, sau đó giao cho nhà vận tải để đổi lấy số xếp hàng.

+ Trao đổi với bộ phận điều độ của cảng để có thể nắm chính xác thời gian bốc hàng lên tàu.

+ Sau khi giao hàng lên tàu, bạn nhận biên lai từ thuyền phó để đổi lấy vận đơn đường biển và làm hợp đồng vận chuyển.

  - Trong trường hợp làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài được giao bằng container, bạn cần thuê container và phải lập bảng kê chi tiết hàng hóa trong container nếu số lượng hàng hoá không đóng hết một container (LCL). Bạn cần lập bản “Đăng ký chuyên chở” với công ty vận tải. Sau khi đăng ký được chấp nhận, bạn tiến hành giao hàng cho bên vận tải.

Bước 7: Làm thủ tục thanh toán

  Làm thủ tục thanh toán là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu.

  Lưu ý: Chứng từ thanh toán cần phải được lập chính xác và phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã lập. Sau khi có chứng từ thanh toán, bạn cần ra ngân hàng nộp để làm thủ tục thanh toán.

TTD cam kết hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng

  Như đã thấy, thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài phải trải qua nhiều bước phức tạp. Do đó, việc không am hiểu thì sẽ không thể thực hiện được và Thành Thành Đạt hoàn toàn có thể giúp bạn thực hiện điều đó một cách chuyên nghiệp nhất.

2. QUI TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Hiện nay, có rất nhiều loại hình nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, phổ biến nhất phải nói đến chính là hình thức vận chuyển và nhập khẩu bằng đường biển. Trong bài viết này, TTD sẽ tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.

Bước 1. Đặt lịch tàu (booking tàu)

  - Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, bước đầu tiên chính là booking tàu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện được bước này, bạn cần phải tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương (sale contract).

  - Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước 1 tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch đã được xác định trước đó.

  - Để lấy booking tàu, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho hãng tàu:

+ Cảng đi (port of loading): nơi mà hàng hóa của bạn được xếp lên tàu.

+ Cảng chuyển tải: có hai hình thức là chuyển tải (transit) và đi thẳng (direct). Tùy thuộc vào quy định, sự thống nhất giữa hai bên mà sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

+ Cảng đến (port of discharge): nơi hạ container.

+ Tên hàng, trọng lượng: dựa trên thông tin trên bộ hồ sơ chứng từ để cung cấp.

+ Thời gian tàu chạy (ETD): ngày dự kiến tàu xuất phát.

+ Thời gian đóng hàng: theo kế hoạch thống nhất giữa hai bên.

+ Các yêu cầu khác: loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió,…

Bước 2. Kiểm tra và xác nhận booking

  - Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là kiểm tra thông tin trên booking. Hãy kiểm tra các thông tin về:

+ Cảng đi, cảng đến: kiểm tra xem đã đúng yêu cầu chưa, đây là yếu tố ảnh hưởng đến cả quá trình của lô hàng.

+ Nhiệt độ, độ thông gió: kiểm tra xem nhiệt độ, độ thông gió đã đúng theo yêu cầu chưa. Đối với các mặt hàng đông lạnh (nhiệt độ âm) thì sẽ không có độ thông gió.

+ Loại container, kích cỡ: container khô hay lạnh, loại cao hay loại thường, loại 20’ hay 40’.

  - Sau khi kiểm tra toàn bộ các thông tin trên booking tàu, nếu có điểm nào sai sót. Bạn hãy yêu cầu bên cấp booking chỉnh sửa, sau đó tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu.

Bước 3. Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu

  - Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, công việc thực hiện giám sát, theo dõi toàn bộ tiến trình đóng hàng để cập nhật cho đối tác sẽ do nhà xuất khẩu, đại lý hoặc chi nhánh giao dịch FDW ở Việt Nam mà bạn đang sử dụng làm điều này.

  - Các thông tin cần phải được cập nhật như:

+ Ảnh chụp container rỗng: nhằm đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề hư hại gì. Vì trong trường hợp xảy ra hư hại container sẽ do bạn chi trả cho hãng tàu.

+ Đối với hàng đông lạnh, phải có hình ảnh chụp lại bảng nhiệt độ.

Bước 4. Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng

  - Trước khi tiến hành nhập một lô hàng. Bạn cần tìm hiểu xem lô hàng đó cần phải có những chứng từ gì. Sau đó bạn hãy yêu cầu bên đối tác tiến hành chuẩn bị các chứng từ đó cho bạn.

  - Hãy nhớ kiểm tra thật kỹ các thông tin trên chứng từ đã khớp hay chưa. Bởi vì khi có bất cứ 1 lỗi nhỏ nào, lô hàng của bạn có thể gặp rắc rối lớn từ phía hải quan, cơ quan nhà nước.

Bước 5. Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàng đến

  - Trước ngày tàu cập ít nhất 1 ngày, bạn sẽ nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc đại lý.

  - Thông báo hàng đến (arrival notice) là giấy thông báo chi tiết của hãng tàu/ đại lý giao nhận. Nhằm thông báo thời gian dự kiến cập bến của lô hàng. Các thông tin trên arrival notice sẽ tương tự như trên bill bao gồm: tên nhà xuất khẩu, nhập khẩu, số hiệu container, seal, tên tàu, số chuyến, mô tả hàng hóa,…). Ngoài ra, sẽ có thêm các phụ phí (local charges).

  - Sau đó, bạn hãy tiến hành lấy lệnh giao hàng (D/O) bao gồm các giấy tờ sau:

+ Giấy giới thiệu.

+ Bill gốc.

+ Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).

Bước 6. Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng

  Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu bạn không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng của bạn sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quá trình làm hàng với các cơ quan chức năng.

Bước 7. Khai báo hải quan hàng nhập

  - Đây là bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Còn trong quá trình làm thủ tục hải quan thì chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất.

  - Để có thể tiến hành khai báo hải quan, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng (contract).

+ Hóa đơn thương mại (commercial invoice).

+ Phiếu đóng gói (packing list).

+ Vận đơn (bill of lading).

+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có).

+ Giấy phép nhập khẩu (nếu có).

+ Các chứng từ khác.

  - Sau bước này sẽ là bước lên tờ khai hải quan. Hiện nay, chúng ta có thể khai báo qua mạng qua hệ thống khai báo hải quan điện tử. Để có thể tiến hành khai báo hải quan qua mạng, bạn cần có đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Sales contract.

+ Commercial invoice.

+ Packing list.

+ Bill of lading.

+ C/O, hóa đơn cước (nếu có) và một số chứng từ liên quan khác.

  - Ngoài những chứng từ trên, bạn cần lưu ý đến chữ ký số để đăng nhập và truyền tờ khai trên phần mềm khai hải quan điện tử.

Bước 8. Mở và thông quan tờ khai

  - Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là mở và thông quan tờ khai. Đầu tiên, bạn phải làm thủ tục hải quan tại cảng:

+ Tờ khai luồng xanh: đóng thuế, tiền thuế vào thì có thể in được mã vạch thì tiến hành thanh lý, nhận hàng.

+ Tờ khai luồng vàng: đóng thuế trước hoặc sau khi làm thủ tục mở tờ khai, mở tờ khai, thanh lý, nhận hàng.

+ Tờ khai luồng đỏ: tương tự như luồng vàng nhưng trong bước mở tờ khai thực tế, có thêm 1 bước làm thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa.

  - Tiếp theo, bạn có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Giấy giới thiệu.

+ Tờ khai phân luồng.

+ Invoice.

+ Packing list.

+ Bill of lading.

+ Các chứng từ cần thiết khác (C/O, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…).

  - Khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống.

Bước 9. Thanh lý tờ khai

  Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai được thông quan, bạn có thể tiến hành in mã vạch. Bạn nộp mã vạch + tờ khai đã thông quan cho hải quan giám sát ít nhất là 2 bộ. Hải quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 1 bộ, còn 1 bộ hải quan sẽ giữ.

Bước 10. Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho

  Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, bạn hãy đến phòng thương vụ của cảng và mang theo D/O để đóng phí. Tiếp theo, giao cho tài xế các chứng từ như: phiếu EIR, D/O,… để tài xế trình hải quan giám sát cổng và cho xe rời khỏi cảng chờ hàng về kho.

Bước 11. Rút hàng và trả xe rỗng

  Khi xe chở hàng về đến kho, hãy tiến hành kiểm tra các giấy tờ như: seal, tình trạng container hoặc xe chở hàng,… Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về cảng hoặc ICD.

 Bước 12. Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

  - Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng. Để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh, khiếu nại,…

  - Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm:

+ Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế.

+ Hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.

+ Hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa,…

+ Chứng từ vận tải, phiếu đống gói, tài liệu kỹ thuật,…

+ Sổ sách, chứng từ kế toán.

  - Trên đây là toàn bộ 12 bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

  - Hiện nay, TTD là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics toàn diện giúp tối ưu hóa việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tư vấn và thủ tục xnk hai chiều